Organ là một loại nhạc cụ hoàn toàn có thể tự học tại nhà và phương pháp để tự học organ tại nhà đang được rất nhiều người quan tâm. Bài viết ngày hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách tự học organ tại nhà cho người mới bắt đầu.
Nội dung bài viết
Những lợi ích từ việc tự học organ tại nhà
Lợi ích trong cuộc sống
Tự học organ tại nhà giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và một khoản chi phí không nhỏ cho việc học ở lớp.
Việc tự mày mò, nghiên cứu các nốt nhạc giúp bạn giảm căng thẳng, cải thiện hệ thần kinh. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cho rằng việc chơi piano là một quá trình có lợi rất nhiều đến việc điều trị trầm cảm và giảm bớt stress.
Tự học organ giúp thúc đẩy sự sáng tạo, tăng khả năng làm việc.
Chơi organ là liều thuốc tinh thần tốt cho việc cải thiện tâm trạng.
Tăng sự chính xác, sự độc lập, nhanh nhẹn, uyển chuyển của đôi tay và trí nhớ cơ, phát triển não bộ khi điều khiển 2 bàn tay cùng lúc hoặc riêng biệt.
Nâng cao kỹ năng vận động, giúp phản xạ nhanh hơn, phát triển tốt hơn về thể chất, đem lại trí tuệ minh mẫn.
Nuôi dưỡng kỹ năng xã hội, mở rộng các mối quan hệ cộng đồng, rèn luyện tính kỷ luật và tính kiên trì, nhẫn nại cho người học.
Lợi ích trong chuyên môn âm nhạc
Tự học organ tại nhà đối với người mới giúp phát triển tư duy sáng tạo thông qua nội dung của các bài học, các tác phẩm âm nhạc, bồi dưỡng khả năng cảm thụ âm nhạc.
Cải thiện trí nhớ âm nhạc
Kinh nghiệm tự học đàn organ
Để tự học organ tại nhà sao cho phù hợp với lứa tuổi, tính chất công việc và trình độ của bản thân thực sự không phải là điều dễ dàng. Thấu hiểu được điều đó, bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm để mua và tự học organ tại nhà một cách hiệu quả nhất.
Đối tượng thích hợp để tự học organ tại nhà
Nhìn chung, tự học organ tại nhà phù hợp nhất cho đối tượng là người mới bắt đầu.
Người đã có nền tảng kỹ thuật cơ bản và có tính kiên trì, nhẫn nại.
Người không có quá nhiều thời gian và chi phí để đến trung tâm cũng là đối tượng hướng đến của việc tự học organ tại nhà.
Lựa chọn đàn organ tự học phù hợp với từng đối tượng
Không nên chọn đàn giá rẻ và đơn giản vì nghĩ người mới tập organ không cần quá nhiều. Vì đàn rẻ thì chất lượng âm thanh không thể chuẩn được và sẽ ảnh hưởng đến khả năng cảm thụ âm nhạc của người chơi ngay từ ban đầu, dẫn đến quá trình học về sau khó khăn hơn.
Bạn cần chọn cho mình một chiếc đàn organ có thật nhiều lượng và tiếng, vì chiếc đàn càng tốt, càng chất lượng thì sẽ có lượng và tiếng càng nhiều.
Lựa chọn đàn organ phù hợp với bản thân sẽ đem tới cho bản thân sự thích thú, yêu đời hơn trong cuộc sống.
Đàn nên chọn từ tốt nhất xuống và dựa vào những tính năng, chất lượng của bàn phím để đánh giá và lựa chọn.
Nếu bạn không đủ tài chính thì lựa chọn đàn cũ là một ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, bạn nên nhờ những người có kinh nghiệm chia sẻ và đồng thời nên nghe tư vấn của nhân viên bán hàng để biết được loại đàn nào là phù hợp và được nhân viên kiểm tra kỹ càng.
Đừng lo lắng nếu chọn một chiếc đàn organ cao cấp thì bạn sẽ không thể sử dụng hết các tính năng của nó, vì sau khi bạn đạt được những kỹ năng thuần thục, đánh đàn giỏi sẽ dễ dàng sử dụng được các tính năng này.
Mua đàn cho trẻ em
Đàn organ tự học cho trẻ em chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu giải trí. Đối với trẻ em thì bạn nên lựa chọn đàn có khoảng 28-35 phím, âm chủ yếu của đàn là âm organ và âm phím là âm chết (không phụ thuộc vào lực bấm phím đàn vì trẻ em thường có lực yếu), loại đàn này rất phù hợp cho việc luyện ngón.
Đặc biệt, khi mua đàn organ tự học cho trẻ em thường tích hợp các điệu nhạc đơn giản làm nhạc nền. Đồng thời, đàn cũng được cài sẵn nhiều bản nhạc đệm mẫu phù hợp với các bài học của bé.
Mua đàn organ cho người đã quen các ngón đàn
Đối với người đã có nền tảng kỹ thuật cơ bản về organ thì việc lựa chọn đàn phù hợp với mình dễ dàng hơn nhiều.
Nếu bạn chọn đàn để phát triển sự nghiệp của bản thân thì nên chọn một chiếc mới nhất, có nhiều tính năng nhất, tùy theo từng mức độ tài chính của bạn mà bạn có thể lựa chọn các loại đàn khác nhau nhưng hãy lựa chọn những chiếc tốt nhất vì ông bà ta có câu “tiền nào của nấy”.
Những người chơi chuyên nghiệp luôn phải tiếp cận những loại dụng cụ nhạc mới nhất cần độ chuẩn xác về âm thanh cũng cần phải cao hơn người bình thường. Chiếc đàn càng có giá trị cao càng giúp bạn cảm thụ âm thanh tốt hơn và kỹ năng âm nhạc cũng từ đó mà tiến bộ nhanh hơn, ngày càng tiến tới chuyên nghiệp hơn.
Theo kinh nghiệm mà những người chơi organ chuyên nghiệp chia sẻ lại thì bạn nên chọn những dòng đàn đa tầng, vì những dòng này thường có 2 tầng phím dành cho 2 tay. Đây là dòng đàn có sự đa dạng, phong phú về âm thanh, có cả chân bass và chân ga. Chân bass thường có 7-8 chân để chân trái có thể dễ dàng đệm bass trong bài nhạc, chân ga dùng để điều khiển volume to hay nhỏ tùy thuộc vào độ nhấn của chân phải.
Hướng dẫn tự học organ tại nhà cho người mới bắt đầu
Các tư thế ngồi chơi đàn
- Người chơi organ cần ngồi chính giữa đàn và ghế đàn, thân nên ngồi nửa trước của ghế.
- Để lưng được giữ thẳng thì tay và vai của người chơi phải luôn thả lỏng.
- Cần tạo khoảng cách thuận tiện nhất, thoải mái nhất để chơi đàn.
- Hai chân luôn đặt trên mặt sàn, chân thuận hơi choãi ra.
Lưu ý:
Không nên khom người khi chơi đàn, một số người sẽ có hành động này vì họ sẽ nhìn các phím đàn dễ hơn. Một số người khác vì quá tập trung vào phím đàn hoặc căng thẳng nên sẽ thực hiện trong vô thức. Người chơi đàn organ cần ngồi thẳng người và dùng mắt để nhìn xuống các phím đàn nhiều hơn là dùng cổ.
Vị trí từ khuỷu tay đến cổ tay phải song song với mặt bàn, khuỷu tay đặt ra phía trước một chút so với mặt, khi bạn di chuyển cánh tay để bấm các phím, cần giữ cho 2 khuỷu tay và 2 bàn tay thẳng hàng, tư thế tay này sẽ giúp bạn giảm độ căng lên vai và cánh tay, vị trí của khuỷu tay không quá cao hay không quá thấp, như vậy sẽ đảm bảo cho việc đánh đàn.
Nếu cần phải cố gắng với tới các phím ở xa, người chơi organ nên di chuyển bằng hông nhiều hơn lưng, điều này có thể thực hiện được dễ dàng nếu như bạn ngồi ở phần trước của chiếc ghế băng, khi đó phần đùi không bị hạn chế nên khớp hông có thể di chuyển dễ dàng, lúc đó bạn hình dung được mông bạn sẽ di chuyển trên bề mặt ghế và lưng không chồm theo phím đàn.
Nếu cẳng chân khi di chuyển không linh hoạt thì bạn nên dùng lưng và hông, việc đó sẽ giúp bạn linh hoạt hơn khi chơi đàn.
Cách để nhớ và phân biệt các nốt nhạc trên phím đàn
Organ không có sự cố định về số lượng phím trên đàn mà chúng được thiết kế dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như âm thanh, mục đích, thương hiệu, giá thành,… Đàn organ sẽ có ít nhất là 25 phím và nhiều nhất là 88 phím.
Những người mới tiếp xúc đàn, hay trẻ em nên lựa chọn loại đàn 25 phím là thích hợp nhất vì lúc này tay còn yếu. Loại đàn có 49 phím, 61 phím hay 79 phím thì thường được lựa chọn nhiều dành cho người đang trong quá trình học luyện đàn.Còn loại đàn 88 phím sẽ dành cho người có kỹ năng tốt, người chơi chuyên nghiệp..
Bàn phím đàn sẽ có 2 loại: phím trắng và phím đen. Cũng tương tự như đàn piano các phím trắng sẽ được sắp xếp liên tiếp nhau còn phím đen được chia thành từng cụm, mỗi cụm 2 và 3 phím. Ở giữa 2 phím đen sẽ là nốt Rê, bên phải là nốt Mi, bên trái nó là nốt Đô. Ở cụm 3 phím đen, các nốt được sắp xếp lần lượt thứ tự là FA, SOL, LA, SI.
Bạn cần phải quan sát, học, ghi nhớ và nắm bắt thật chắc 7 nốt nhạc này nếu muốn học đàn organ.
Các nốt Đô, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si là tổ hợp phím đơn giản, cơ bản nhất. Nó hoàn toàn giống với các nốt cao độ trong bài hát là C, D, E, F, G, A, B.
Bên cạnh đó, nằm ngoài khuông nhạc còn có thêm các dòng kẻ phụ. Dòng kẻ phụ đầu là nốt Đô, nốt Rê sẽ nằm giữa dòng kẻ thứ 1 và dòng kẻ phụ thứ 1.
Học organ tại nhà giúp tiết kiệm được một khoản chi phí và thời gian. Trên đây là những phương pháp, kinh nghiệm học organ tại nhà Cửa hàng tiện lợi B’s Mart đúc kết lại dành cho bạn. Mong rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với bạn và hỗ trợ bạn tốt nhất có thể trong quá trình tự học organ tại nhà.