Những ngôi chùa linh thiêng miền Trung là địa điểm mà du khách hành hương gần xa lựa chọn trong những dịp đầu năm để cầu cho gia đình một năm mới sức khỏe và hạnh phúc, thành công. Đây cũng là nét văn hóa truyền thống của người Việt.
Bài viết tổng hợp những ngôi chùa đẹp, không khí an lành và linh thiêng ở khu vực miền Trung.Đây là những địa điểm bạn và gia đình “du xuân” trong những ngày đầu năm mới
TOP 5 ngôi chùa linh thiêng miền Trung
1. Chùa Hương Tích, Hà Tĩnh
Địa chỉ: Thiên Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh
Cách di chuyển: từ TP. Hà Tĩnh, du khách đi dọc theo đường Lê Thiệu Huy đến QL1A, sau đó đi dọc theo QL1A khoảng 16km sẽ đến ĐT548 rồi rẽ trái tại Ảnh Viện Áo Cưới Ngàn Hương và đi thẳng khoảng 6km sẽ gặp điểm đến.
Chùa Hương Tích là một ngôi chùa nổi tiếng hàng đầu Hà Tĩnh với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và bề dày lịch sử ấn tượng. Ngôi chùa tọa lạc ngay lưng chừng đỉnh Ngàn Hống thuộc dãy Hồng Lĩnh với chiều cao so với mực nước biển là 650m.
Đây là một ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông và sở hữu cảnh đẹp như tranh vẽ nên được ưu ái gọi là Hoan Châu đệ nhất danh lam. Do đó, hiện nay chùa thu hút đông đảo du khách gần xa đến vãng cảnh cũng như lạy Phật cầu bình an cho bản thân và gia đình.
Chùa Hương Tích làm say đắm du khách gần xa không chỉ bởi cảnh đẹp tuyệt vời mà nơi đây còn là cõi Phật linh thiêng gắn liền với câu chuyện công chúa Diệu Thiện tu hành thành Phật. Đây là một quần thể di tích văn hóa tôn giáo Việt Nam, bao gồm nhiều ngôi chùa thờ Phật, đền thờ Thần và một số ngôi đền tín ngưỡng thờ mẫu và tín ngưỡng nông nghiệp. Hiện nay, quần thể được chia thành 3 phần chính gồm đền Thiên Vương, Thượng điện và am Thánh mẫu ( là nơi công chúa Diệu Thiện đã đắc đạo thành Phật )
2. Chùa núi Tà Cú, Bình Thuận
Vị Trí: xã Tân Lập, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận
Cách di chuyển: Từ Ga Phan Thiết, bạn cứ chạy xuôi theo Quốc lộ 1A sau đó rẽ vào đường Nguyễn Văn Linh và tìm núi Tà Cú. Chỉ mất khoảng 40 phút đi xe.
Từ Mũi Né, bạn chạy theo đường Võ Nguyên Giáp để đến Quốc lộ 1A, sau đó rẽ vào đường Nguyễn Văn Linh và tìm núi Tà Cú. Sẽ mất khoảng 1 tiếng đi xe.
Khi đã đến được chân núi Tà Cú, bạn có thể lên đỉnh núi để viếng chùa bằng hai cách. Leo núi thông qua các bậc thang hoặc đi cáp treo.
Chùa núi Tà Cú, Bình Thuận Hay còn gọi là Linh Sơn Trường Thọ – cái tên được chính vua Tự Đức sắc phong, một ngôi chùa cổ kính đứng hiên ngang trên sườn núi Tà Cú hùng vĩ và hoang sơ. Vẻ đẹp của ngôi chùa cũng như không khí mát mẻ trên núi Tà Cú đang thu hút được rất nhiều du khách đến thăm viếng.
Khi vừa đặt chân tới núi Tà Cú bạn sẽ ngay lập tức cảm nhận được không khí yên lành đặc trưng của khu vực núi non. Núi Tà Cú có khí hậu mát mẻ quanh năm và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Đứng trên núi Tà Cú, bạn có thể nhìn thấy không gian xanh mát và cảm nhận sự bình yên từ nơi đây. Đó chính là điều tạo nên ấn tượng đầu tiên hết sức đặc biệt cho du khách khi đến núi Tà Cú.
3. Chùa Linh Ứng, Đà Nẵng
Địa chỉ: Bãi Bụt Bán Đảo Sơn Trà, quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Giờ mở cửa: 6:00-21:00
Cách di chuyển: từ sân bay quốc tế Đà Nẵng đi theo đường Duy Tân, tới bùng binh ngã 5 rẽ trái đi theo đường Trung Nữ Vương sau đó qua cầu Rồng, đi hết đường Võ Văn Kiệt thì rẽ trái vào Võ Nguyên Giáp rồi tiếp tục đi thẳng đường Hoàng Sa. Đi tới cuối đường Hoàng Sa là đến nơi.
Tọa lạc trong quần thể du lịch nổi tiếng trên bán đảo Sơn Trà, chùa Linh Ứng giờ đây không chỉ là một địa điểm du lịch tâm linh mà còn là nơi hội tụ linh khí của đất trời và lòng người đối với những du khách từng một lần hoặc mong muốn ghé thăm thành phố biển Đà Nẵng
Linh Ứng Tự Sơn Trà là ngôi chùa to nhất, mới nhất và đẹp nhất trong 3 ngôi chùa cùng tên ở Đà Nẵng và có lẽ với cả miền Trung. Nằm ở độ cao 693 m so với mực nước biển, chùa tọa lạc trên bán đảo Sơn Trà. Được xem như là một đặc ân mà mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho thành phố Đà Nẵng.
4. Chùa Thập Tháp, Bình Định
Địa điểm: Chùa Thập Pháp hay còn được gọi là Thập Pháp Di Đà Tự hoặc chùa tháp Chàm
Cách di chuyển: Chùa nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 28 km gần quốc lộ 1A ở phía bắc Thành Cổ Đồ Bàn.
Đến với đất Bình Định ngoài những địa chỉ ẩm thực địa phương hay những bãi biển nổi tiếng bạn cũng không nên bỏ qua những kiến trúc Phật giáo nơi đây. Nhắc đến chùa, tượng phật có lẽ bạn nghĩ ngay đến Linh Phong Thiền Tự. Song thật sự thiếu sót nếu bạn bỏ qua Chùa Thập Pháp.
Vào năm 1683 dưới thời chúa Nguyễn chùa Thập Pháp được dựng xây bởi hòa thượng Nguyên Thiều. Ở đây có 10 ngôi tháp Chàm với kiến trúc đặc trưng. Do đó nơi đây còn được người dân quen gọi là chùa tháp Chàm. Chùa là di tích cổ nhất của phái Lâm Tế. Điều đầu tiên khi bạn đến đây là sự khác biệt tách lập về mặt không gian của Chùa đối với môi trường xung quanh. Một bia dẫn nhỏ đặt cạnh góc đường dẫn thẳng du khách vào chùa. Cổng chùa khá nhỏ và cổ kính, khuôn viên rộng lớn với một hành lang thẳng.
5. Chùa Cổ Am – Nghệ An
Chùa Cổ Am nằm trên địa phận xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu. Từ lâu ngôi chùa này đã được nhiều người biết đến như là một cổ tự thuộc quần thể di tích lịch sử Lèn Hai Vai. Theo như ý nghĩa của các dòng chữ nho được chạm khắc trên cột đá nằm ngay trước chánh điện thì ngôi chùa này đã được ra đời từ thời Hậu Lê và tính tới nay đã hơn 600 năm.
Vào dịp Tết Nguyên đán hay mồng 1 và rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, có rất nhiều khách thập phương đều đến Chùa Cổ Am để cầu bình an và mong ước những điều may mắn. Một trong những lý do khiến du khách thập phương thích thú khi ghé thăm ngôi chùa này là không gian thiên nhiên trong lành, bóng cây rợp mát và bầu không khí yên bình, thư thái.
Đi chùa vào lễ tết là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam, hi vọng bài viết đã mang đến cho các bạn một sự lựa chọn phù hợp trong hành trình du xuân đầu năm. Chúc các bạn có một năm 2022 tràn đầy vui vẽ và hạnh phúc, thành công trong con đường sự nghiệp, hãy cùng đồng hành và góp ý cho chúng tôi nhé !