TOP 8 địa điểm đẹp nhất Hà Nội – Du lịch Hà Nội

Hà Nội – thủ đô của nước Việt Nam, nơi đây có một bề dày lịch sử lâu đời cùng với các kiến trúc chứa đựng văn hóa truyền thống, in dấu lịch sử của đất nước ta. Đến với Hà Nội, chúng ta sẽ được hòa mình vào những phố cổ đầy mộng mơ ngay giữa lòng Hà Nội sầm uất, hiện đại, những lối kiến trúc là biểu tượng của thủ đô. Hà Nội chắc hẳn sẽ là một địa điểm du lịch đầy thú vị và hứa hẹn, bạn chắc chắn sẽ không muốn bỏ lỡ

TOP 8 địa điểm đẹp nhất Hà Nội

1. Văn Miếu – Quốc Tử Giám

  • Địa chỉ: 58, Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội

Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích về trường đại học đầu tiên của Việt Nam, bao gồm khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám, hồ Văn và vườn Giám. Được xây dựng vào thời vua Lý Thánh Tông (khoảng năm 1070), Văn Miếu là nơi thờ Chu Công, Khổng Tử và Tứ Phối. Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên tại Việt Nam – được vua Lý Nhân Tông cho thành lập thêm vào năm 1076. Toạ lạc ở phía Nam Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là địa điểm lui tới thường xuyên của giới sinh viên, học sinh Hà Thành, nhằm cầu nguyện điều may mắn trên con đường khoa cử. Nếu muốn tìm hiểu về một Đại Việt nghìn năm văn hiến và mục sở thị kiến trúc đặc trưng của thời đầu nhà Nguyễn, bạn nhất định không được “lỡ hẹn” với địa điểm du lịch Hà Nội này đâu đấy. 

2. Khuê Văn Các 

 Khuê Văn Các Nằm trong Quốc Tử Giám, Khuê Văn Các được xây dựng vào năm 1805, bởi Tổng trấn Nguyễn Văn Thành triều Nguyễn đương thời. Đây là một lầu vuông tám mái, cao gần chín thước, bao gồm bốn mái hạ và bốn mái thượng. Gác Văn Khuê – có nghĩa là “vẻ đẹp của sao Khuê” – dựng trên một nền vuông cao lát gạch Bát Tràng, sở hữu kiến trúc rất hài hòa và độc đáo. Tầng dưới là 4 trụ gạch vuông, mặt trụ có chạm trổ hoa văn sắc sảo. Tầng trên là gỗ sơn son thếp vàng. Phần mái lợp (góc mái và bờ nóc) làm bằng chất liệu vôi cát hoặc đất nung có độ bền cao. 

Thuở xa xưa, Khuê Văn Các là nơi họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội. Gác tuy nhỏ nhưng có diện mạo hài hoà, nằm cạnh giếng Thiên Quang trong veo và những cây cổ thụ xanh tốt.

3. Nhà Thờ Lớn Hà Nội

  • Địa chỉ: 40 Nhà Chung, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 08:00–11:00, 14:00–17:00, từ Thứ Hai đến Thứ Bảy | 07:00–10:30, 15:00–21:00, Chủ Nhật. 

Nhà Thờ Lớn Hà NộiChẳng biết từ bao giờ, Nhà Thờ Lớn Hà Nội đã trở thành địa điểm “sống ảo” quen thuộc  khi đi du lịch thủ đô. Nằm giữa điểm giao thoa của phố Nhà Thờ, phố Nhà Chung và phố Lý Quốc Sư, Nhà Thờ Lớn Hà Nội tạo điểm nhấn khác biệt bởi lối kiến trúc Gothic cổ điển pha lẫn phong cách Đông Dương lãng mạn. Ít người biết rằng đây là nhà thờ Thiên Chúa Giáo lâu đời bậc nhất kiêm công trình kiến trúc phương Tây đầu tiên ở Hà Nội. Nhờ vào vị trí thuận lợi, sát cạnh nhiều địa điểm ăn uống, giải trí nên Nhà Thờ Lớn Hà Nội thu hút đông đảo du khách lẫn người dân địa phương ghé thăm mỗi ngày. Bạn có thể đến đây chụp ảnh check-in rồi thoả thích ăn vặt và thưởng thức cốc “trà chanh nhà thờ” trứ danh đấy

4. Nhà Hát Lớn Hà Nội

  • Địa chỉ: 01 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giá vé tham khảo: từ 120.000đ đến 400.000đ 

Nhà Hát Lớn Hà NộiNhà Hát Lớn Hà Nội được người Pháp khởi công xây dựng theo hình mẫu ban đầu là Nhà Hát Opéra Garnier ở Paris nhưng với quy mô nhỏ hơn. Với “tuổi đời” hơn 100 năm (từ 1911 đến nay), Nhà Hát Lớn Hà Nội đã trở thành “gương mặt đại diện” cho nét đẹp thành phố. Du khách có thể kết hợp tham quan kiến trúc Nhà Hát Lớn Hà Nội và xem các buổi trình diễn nghệ thuật đặc sắc. Xung quanh quảng trường Nhà Hát Lớn quy tụ nhiều địa điểm ăn uống, tham quan, vui chơi và giải trí đặc sắc. Rất đáng để ghé thăm đấy. 

5. Bào Tàng Dân Tộc Học  Việt Nam

  • Địa chỉ: Đ. Nguyễn Văn Huyên, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội 
  • Giờ mở cửa: 08:30–17:30, Thứ Ba – Chủ Nhật | Thứ Hai nghỉ

Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt NamBảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam – thành lập vào năm 1981 tại Hà Nội – được miêu tả như bức tranh sinh động về văn hoá và lịch sử của 54 dân tộc anh em ở Việt Nam. Với tổng diện tích 3.27 héc-ta, công trình kiến trúc này là “đứa con tinh thần” của kiến trúc sư người Pháp Veronique Dollfus (chuyên về nội thất) và kiến trúc sư Hà Đức Linh. Có ba khu vực chính tại Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam: khu trưng bày ngoài trời, toà nhà Trống Đồng và khu trưng bày Đông Nam Á. Đến đây, du khách có thể mục sở thị các hiện vật hàng trăm, hàng nghìn năm tuổi như vũ khí, trang phục, nhạc cụ, y phục,… cũng như biết thêm thông tin thú vị về đời sống tinh thần của người Việt Nam cổ xưa – từ đó, thấu hiểu màu sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc.

6. Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm
Có thể chưa biết: bên cạnh cái tên Hồ Gươm – gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ hoàn trả kiếm thần cho rùa thần – Hồ Hoàn Kiếm từng được gọi là Hồ Lục Thuỷ bởi mặt nước quanh năm trong xanh. Đây là điểm xuất phát lý tưởng nếu bạn muốn khám phá những khu phố cổ nổi tiếng Hà Thành, đơn cử như Lương Văn Can, Hàng Ngang, Hàng Đào, Tràng Thi, Đinh Tiên Hoàng, Bà Triệu, Hàng Bài… Một vài địa điểm tham quan mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến Hồ Hoàn Kiếm là Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Đền Thờ Vua Lê, Đền Bà Kiệu…

Dù là sáng sớm tinh mơ hay đã về đêm muộn, Hồ Hoàn Kiếm đều có sức sống rất riêng. Đông đảo người dân địa phương và khách du lịch đến đây để tập thể dục, tản bộ ngắm cảnh, tham quan di tích lịch sử, ăn uống, mua sắm. Vào dịp cuối tuần, khu vực xung quanh Hồ Hoàn Kiếm còn diễn ra nhiều hoạt động lễ hội, trình diễn nghệ thuật đặc sắc. Nếu muốn cảm nhận năng lượng trẻ của Hà Nội, bạn nhất định phải đến Hồ Hoàn Kiếm đấy. 

7. Hồ Tây

Hồ TâyHồ Tây có mặt từ thời vua Hùng, nằm ở quận Tây Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất nội thành Hà Nội – có chu vi khoảng 14,8 km và diện tích hơn 500 héc-ta. Hồ nước nổi tiếng kiều diễm này có sở hữu một vài tên gọi thú vị khác là Hồ Kim Ngưu, Dâm Đàm, Lãng Bạc, Đoài Hồ hay Đầm Xác Cáo. Theo nhiều chuyên gia địa chất, Hồ Tây vốn là một đoạn của sông Hồng, ngưng đọng do sông đổi dòng chảy nên tạo thành hồ nước ngọt tự nhiên. Một đặc điểm làm nên nét đẹp đặc trưng của Hồ Tây chính là màu sắc nước thay đổi theo khí hậu và thời điểm trong ngày – đảm bảo mang đến cho bạn trải nghiệm cực “mãn nhãn”. 

Có lẽ phải mất hơn một ngày để #teamKlook trải nghiệm hết các hoạt động du lịch nổi bậc ở gần Hồ Tây. Kể “sương sương” thôi thì đã có chèo SUP, đi Công Viên Nước Hồ Tây, chụp ảnh ở Thung Lũng Hoa Hồ Tây hay “du ngoạn âm nhạc” trên Phố Đi Bộ Trịnh Công Sơn. Khám phá về Hồ Tây ở bài viết dưới đây nhé!

8. Chùa Một Cột

 Chùa Một CộtKiến trúc “một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất” là ấn tượng đầu tiên khi nói đến Chùa Một Cột. Được xây dựng vào năm 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông và mất hơn 50 năm để hoàn thành (năm 1105), Chùa Một Cột mang theo ý nghĩa “phúc lành dài lâu”. Ngôi chùa này còn được biết đến với tên gọi Chùa Mật, Nhất Trụ Tháp, Liên Hoa Đài hoặc Diên Hựu Tự. Qua nhiều lần tu sửa, Chùa Một Cột hiện nay là thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, ra đời vào năm 1955, lấy cảm hứng từ kiến trúc thời Nguyễn.

Ngoài những địa điểm ở trên thì du lịch Hà Nội còn rất nhiều địa điểm khác mà chắc hẳn bạn sẽ muốn đi, hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn một số lựa chọn phù hợp cho chuyến hành trình của mình, hãy góp ý và đồng hành cùng chúng tôi nhé!

 

 

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x